Đắp Mask Giấy Như Thế Nào Cho Đúng Cách?

Mặt nạ giấy là sản phẩm không mấy xa lạ đối với những người yêu thích skincare bởi khả năng nuôi dưỡng làn da tuyệt vời, “cấp cứu” làn da nhanh chóng. Mặt nạ giấy luôn là sự lựa chọn hàng đầu đối với những người bận rộn vì sự tiện dụng và hiệu quả “siêu tốc" của nó.  

Đắp mặt nạ giấy

Tại sao nên đắp mặt nạ khi cần phục hồi da ? 

Mặt nạ luôn là sản phẩm chăm sóc da phổ biến được sử dụng để cung cấp các dưỡng chất phù hợp giúp làm dịu da, giúp da khỏe mạnh và được phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó, mặt nạ luôn được đánh giá cao bởi những người bận rộn, không có đủ thời gian để skincare nhiều bước nhưng vẫn muốn có được một làn da căng bóng, khỏe đẹp rạng ngời.

Khi cần phục hồi da thì một em mặt nạ sẽ là trợ thủ đắc lực giúp:

  • Cung cấp nhanh chóng nhiều dưỡng chất cần thiết cho da: Mặt nạ phục hồi thường có bảng thành phần chứa các dưỡng chất cao cấp, tối ưu hóa hiệu quả trên da như Acid Hyaluronic đa phân tử, Tripeptide-32, Copper Peptide, Retinol bọc, Tranexamic Acid và các hoạt chất khác.

  • Giảm viêm, giảm kích ứng và làm dịu da: Mặt nạ phục hồi có hiệu quả giảm viêm, giảm kích ứng cho da, làm dịu da. Từ đó, làn da sẽ thoải mái và dễ chịu hơn.

Bí quyết chọn mặt nạ giấy phục hồi phù hợp cho da

Dẫu biết rằng mặt nạ giấy phục hồi thông thường sẽ chứa những dưỡng chất dịu nhẹ và lành tính cho da, nhưng cũng không thể đảm bảo rằng mọi làn da đều phù hợp để sử dụng mặt nạ giấy.

Đầu tiên, cần xác định đúng tình trạng da, vì tùy theo từng loại da mà sẽ cần những sản phẩm mặt nạ phục hồi có chứa các thành phần khác nhau. 

  • Da nhờn, mụn: Làn da dầu nhờn đang bị mụn sẽ ưu tiên sử dụng mặt nạ giấy phục hồi có chứa thành phần kháng viêm, làm dịu da như Actosome Centella (chiết xuất rau má) và Tea Tree (tràm trà).

  • Da khô: Nên cân nhắc sử dụng các loại mặt nạ giấy phục hồi có chứa các thành phần như Acid Hyaluronic, Butylene Glycol, Glycerin hoặc các thành phần chiết xuất tự nhiên như trái bơ, hoa cúc,...

  • Da nhạy cảm: Riêng đối với da nhạy cảm chúng ta nên cân nhắc tránh sử dụng những loại mặt nạ giấy phục hồi có chứa các thành phần sau Salicylic Acid, Paraben, Cồn và hương liệu. 

Bên cạnh đấy, việc lựa chọn đúng chất liệu mặt nạ giấy cũng không kém phần quan trọng vì các loại mặt nạ đang có mặt trên thị trường hiện nay đang rất là đa dạng về cả mẫu mã và chất liệu sản phẩm.

  • Chất liệu vải không dệt: Với chất liệu 100% làm từ cotton dệt và giá thành chất liệu rẻ, nên đa số các loại mặt nạ đều sử dụng chất liệu này. Tuy nhiên, chất liệu này có độ bám dính không tốt,  làm bay hơi nhanh các tinh chất và khó thẩm thấu sâu vào da.

  • Mặt nạ Pulp: Các loại mặt nạ Pulp có kết cấu mịn màng hơn vải không dệt, nhưng điểm trừ do có bề mặt không đồng đều nên có nhiều khoảng hở giữa da và mặt nạ, dễ làm bay hơi tinh chất.

Mặt nạ Pulp

  • Chất liệu Lyocell: Lyocell hay còn được gọi là Tencel có kết cấu từ một loại tơ nhân tạo, có thành phần chính là bột gỗ không chứa hoá chất gây kích ứng cho da. Ưu điểm của chất liệu này là bề mặt mỏng mịn, giúp tinh chất thẩm thấu sâu vào da mà không gây bít tắc lỗ chân lông. Nhưng vì giá thành của các sản phẩm mặt nạ làm từ chất liệu này có giá cao, nên vẫn chưa được phổ biến trên thị trường.

Mặt nạ chất liệu Lyocell

  • Mặt nạ Hydro gel: Chất liệu này sự kết hợp giữa các tinh chất và gelatin, tạo nên một lớp mỏng như thạch, đem lại cảm giác tươi mát khi đắp. Tuy nhiên, các sản phẩm mặt nạ này lại rất dễ rách, nên cần cẩn thận khi sử dụng.

Mặt nạ Hydro gel

  • Mặt nạ giấy bạc: Đây là sản phẩm tạo nên từ lớp giấy bạc mỏng, một chất liệu được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm mặt nạ ở Hàn Quốc. Chất liệu này giúp các dưỡng chất trong mặt nạ không bị bay hơi và giữ được độ ẩm tốt hơn. 

Mặt nạ giấy bạc

  • Mặt nạ Bio Cellulose: Chất liệu của loại mặt nạ được dệt từ sợi tơ sinh học (Bio Cellulose), đây là một loại sợi thiên nhiên, có khả năng dưỡng ẩm cho da và chuyển các dưỡng chất vào da một cách tốt nhất. Cùng với đó là khả năng bám chặt trên da, nên bạn vừa có thể đắp mặt nạ, vừa có thể làm các hoạt động khác mà không rớt. Tuy nhiên, giá thành của các sản phẩm làm từ chất liệu này lại có giá thành khá cao. 

Mặt nạ Bio Cellulose

Công dụng của Mặt nạ sinh học phục hồi B5 complex

Tuy rằng trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mặt nạ phục hồi cho da, nhưng việc lựa chọn một sản phẩm phục hồi tốt & phù hợp không phải là điều dễ dàng. Vì khi làn da nhạy cảm sẽ rất dễ gây kích ứng mẩn đỏ và nhiều hệ lụy khác, thậm chí là với chất liệu mặt nạ bạn cũng cần cân nhắc kỹ. 

Mặt nạ sinh học phục hồi B5 Emmié

Thấu hiểu được nỗi lo và nhu cầu của khách hàng, Emmié by HappySkin đã cho ra mắt dòng sản phẩm Mặt nạ sinh học phục hồi B5 complex. Với bảng thành phần vô cùng khoa học cùng chất liệu Bio Cellulose thân thiện với làn da thông qua quá trình nghiên cứu và chọn lọc, điển hình là: 

  • Dexpanthenol (Vitamin B5): Thành phần phù hợp với làn da nhạy cảm, giúp dưỡng ẩm sâu và phục hồi da đa tầng.

  • Actosome Centella: Chiết xuất rau má cùng công nghệ Nano Liposome với hiệu quả chống viêm và kháng khuẩn ưu việt.

  • Acetyl tetrapeptide-15: Là thành phần được chứng minh giúp làm giảm đau rát và các tổn thương trên da vô cùng hiệu quả.

  • NMF complex: Là phức hợp chất chứa các ceramides và cholesterol giúp xây dựng lại hàng rào bảo vệ da, hỗ trợ tăng đề kháng và bảo vệ da khỏi tình trạng mất nước.

Cách đắp Mặt nạ sinh học phục hồi B5 complex

Để giúp cho các sản phẩm mặt nạ giấy nói chung và sản phẩm Mặt nạ sinh học phục hồi B5 complex nói riêng, có thể thẩm thấu được hết những dưỡng chất vào da, ngoài việc lựa chọn đúng loại mặt nạ, chúng ta cần có những bước chuẩn bị sẵn sàng cho da để phát huy được hết những hiệu quả mà mặt nạ đem lại. 

Mặt nạ sinh học phục hồi B5 Emmié

Bước 1: Làm sạch da

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả của việc đắp mặt nạ. Làn da sạch sẽ, không có bụi bẩn sẽ hấp thụ được tốt các tinh chất dưỡng da hơn. Vậy nên, chúng ta cần tẩy trang và rửa mặt sạch sẽ bằng sữa rửa mặt để da được sạch sâu, loại bỏ hết các bụi bẩn hay cặn mỹ phẩm trên da.

Bước 2: Tẩy tế bào chết

Ngoài việc làm sạch da thông thường bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt, chúng ta cũng cần tẩy tế bào chết cho da 2-3 lần/ tuần. 

Tẩy tế bào chết giúp da thông thoáng hơn, dưỡng chất từ đó sẽ đi sâu vào da hơn. Đây là bước không kém phần quan trọng nhưng rất hay bị mọi người bỏ qua. 

Bước 3: Cân bằng da

Để cân bằng lại độ ẩm cho làn da sau bước làm sạch, cần lựa chọn toner phù hợp nhẹ dịu cho da, để giúp da nhanh chóng thích nghi với các dưỡng chất mà nó cần phải hấp thụ 

Bước 4: Đắp mặt nạ

Khi đắp mặt nạ lên da, cần nhẹ nhàng điều chỉnh để mặt nạ ôm sát da mặt, từ đó dưỡng chất sẽ thẩm thấu sâu hơn vào da. Nên giữ mặt nạ trên da từ 15-20 phút để dưỡng chất được hấp thụ vào da tốt nhất.

Những dưỡng chất còn lại có thể dùng để bôi lên vùng cổ để cung cấp đồng thời tinh chất cho cả hai vùng da mà bạn mong muốn. 

Cách đắp Mặt nạ sinh học phục hồi B5 Emmié

Sau khi đắp mặt nạ, tùy theo cảm nhận của mỗi người thì có thể làm sạch lại da hoặc giữ nguyên những dưỡng chất đó rồi tiếp tục đến với các bước dưỡng da khác trong chu trình skincare.